Những điều bạn cần lưu ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh cho gia súc, gia cầm

0

Để chăn nuôi thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao thì công tác phòng bệnh phải được đặt lên  hàng đầu. Đặc biệt với những bệnh do virus gây nên như bệnh lở mồm long móng, dịch tả, tai xanh, cúm, Newcastle, bệnh dại … càng phải được coi trọng.

Thực tế dù đã thực hiện tốt công tác phòng bệnh song do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dịch bệnh vẫn có thể xảy ra và bạn cần phải tiến hành điều trị. Thực hiện tốt việc điều trị sẽ hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Song điều trị như thế nào để mang lại hiệu quả cao còn phụ thuốc  vào nhiều yếu tố. Dưới đây là những lưu ý cơ bản về cách điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm người chăn nuôi có thể áp dụng.

Khi sử dùng thuốc kháng sinh điều trị cho gia súc gia cầm

– Đây là khâu sử dụng thuốc nhằm tiêu diệt (loại trừ) nguyên nhân gây bệnh trong cơ thể con vật. Với những vật nuôi mắc bệnh cấp tính thì bước này rất quan trọng bởi nếu không áp dụng kịp thời bước này con vật có thể sẽ chết. 

– Nguyên tắc khi dùng kháng sinh

+ Khi sử dụng kháng sinh phải kiểm tra nhiệt độ của  gia súc, gia cẩm. Khi thấy con vật có các triêu chứng điển hình về các bệnh do nhiễm khuẩn gây nên thì mới sửu dụng kháng sinh. Và tốt nhất bạn nên sử dụng liệu cao ngay từ đầu để giệt mầm bệnh. 

+ Phải sử dụng đúng chủng loại kháng sinh cho từng loại bệnh. Như vậy, hiệu quả điều trị sẽ cao, tránh hiện tượng nhờn thuốc hoặc không khỏi bệnh.

+ Sử dụng kháng sinh theo đúng liệu trình. Thực tế, có không ít người sử dụng kháng sinh thường không tuân thủ điều này, thường khi thấy con vật hết các triệu chứng bệnh điển hình là dừng ngay không dùng kháng sinh nữa mặc dù theo liệu trình điều trị là chưa đủ, như vậy sẽ làm con vật nhờn thuốc và đặc biệt là mầm bệnh không bị tiêu diệt hết sẽ rất dễ tái phát lại bệnh. 

Sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng, trợ sức, trợ lực

– Khâu này giúp bổ sung các loại thuốc điều trị triệu chứng, thuốc bổ nhằm tăng sức đề kháng cho vật nuôi và loại trừ mầm bệnh, chống stress, rút ngắn thời gian điều trị, con vật nhanh hồi phục, không bị còi cọc, giảm thiệt hại kinh tế. 

– Các thuốc cần dùng như: nhóm Vitamin (vitaminB1, vitamin C, Bcomlex, Caphêin), nhóm điện giải (điện giải đường glucô), thuốc điều trị triệu chứng (dùng thuốc hạ sốt, chống khó thở, thuốc giảm tiết dịch) cùng với việc chăm sóc hộ lý tốt giúp con vật nhanh lành bệnh hơn. 

Vệ sinh, hộ lý, chăm sóc khi phát hiện con vật mắc bệnh

Đây là khâu hết sức quan trọng vì nó là bước tạo điều kiện tốt cho con vật tăng sức đề kháng, chống đỡ với bệnh, hạn chế lây lan; mặt khác, nếu làm tốt khâu này, sẽ tiêu diệt hoặc hạn chế được mầm bệnh ở môi trường. 

Các biện pháp cụ thể là: áp dụng việc cách ly con vật ốm, khẩn trương áp dụng việc dọn vệ sinh, trong đó có cả việc vệ sinh cơ gới (quét dọn) và vệ sinh bằng hoá chất, thuốc sát trùng (tiêu độc vật lý, tiêu độc sinh học, dùng các loại hóa chất tiêu độc như thuốc sát trùng, thuốc khử mùi để trực tiếp phun, rắc tại khu vực chuồng nuôi). 

Cùng với việc vệ sinh tiêu độc là chăm sóc và đảm bảo chuống trại mát về mùa hè, ấm về mùa đông để con vật nhanh hồi phục, thải trừ mầm bệnh. Cần chú ý nuôi dưỡng phù hơp với tính chất của bệnh và sinh lý của con vật.

Những biện pháp trên nếu được thực hiện đồng bộ, chắc chắn hiệu quả điều trị bệnh cho gia súc gia cầm sẽ cao, hạn chế tối đa những rủi ro do bệnh gây nên.