Để bảo vệ vật nuôi cũng như con người khỏi các bệnh nghiêm trọng thì tiêm phòng là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, sau tiêm phòng thú cưng thường gặp phải một số tác dụng phụ. Đây là một phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch trong quá trình phát triển kháng thể của thú cưng.
Tuy nhiên ở một số trường hợp tác dụng phụ có thể trở nên nghiệm trọng. Lúc này thú cưng của bạn sẽ phải đối mặt với những phản ứng nghiêm trọng hơn đối với vắc xin trong vài phút hoặc có thể là vài giờ sau khi tiêm. Và nếu thú cưng của bạn gặp phải những triệu chứng này thì bạn cần phải nhanh chóng liên hệ với bác sỹ thú y để có được biện pháp điều trị thích hợp.
Nguyên nhân gây ra các phản ứng phụ
Virus trong tự nhiên sẽ được biến đổi trong phòng thí nghiệm để tạo nên vắc xin. Trong khi virus tự nhiên sẽ kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch mạnh, virus trong phòng thí nghiệm không kích hoạt được nhiều phản ứng của hệ thống miễn dịch của động vật.
Thay vào đó thì chúng sẽ gây nên những căn bệnh mãn tính. Theo đó, vắc xin thường có chứa một số chất độc hại gổm virrus, vi khuẩn đã đột biến, protein lạ và hóa chất bảo quản. Những độc tố này sẽ được tiêm trực tiếp vào bạch huyết và máu bỏ qua những lớp phòng thủ đầu tiên như da, màng nhầy, nước bọt… Đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến các phản ứng phụ sau khi tiêm chủng xuất hiện dễ dàng hơn.
Ngoài ra, một phần cũng do mỗi vật nuôi có một hệ miễn dịch khác nhau. Cho nên, rất khó để đoán xem thú cưng có gặp nguy hiểm từ việc tiếp xúc virus và nhiều thành phần độc hại trong vắc-xin hay không, trừ khi vật nuôi của bạn đã từng có phản ứng với loại vắc-xin nhất định. Đây là lý do vì sao các chủ nuôi nên tránh tất cả những loại vắc xin không cần thiết và không nên thực hiện việc tiêm phòng lại.
Có nên tiêm chủng cho vật nuôi hay không?
Những tác dụng phụ sau khi tiêm chủng khiến nhiều chủ vật nuôi thắc mắc có nên tiêm phòng cho thú cưng nhà mình không.
Bạn nên biết rằng tác dụng phụ thường hiếm gặp và đã được các chuyên gia phát hiện nên sẽ có được biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất.
Chưa kể, vắc xin có vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh cho vật nuôi, đặc biệt là với những căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh thành dịch. Chính vì vậy, chủ vật nuôi nên đưa thú cưng đi tiêm phòng theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.
Bên cạnh đó chủ vật nuôi cũng cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ thú y trong việc tiêm phòng cho vật nuôi để hạn chế tối đa những tác dụng phụ của vắc xin. Theo đó, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về sức khỏe cũng như lịch sử tiêm phòng của vật nuôi cho bác sĩ. Sau khi tiêm phòng xong cần phải theo dõi kỹ vật nuôi nếu phát hiện có biểu hiện bất thường cần báo ngay cho bác sỹ thú y.